Tháng Tư 24, 2024

Chỉ số EQ là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Chúng ta ai cũng mong bản thân là người thông minh, người ưu tú. Thế nhưng, sự thành công của mỗi người còn phụ thuộc vào các chỉ số như chỉ số thông minh và chỉ số EQ. Vậy EQ là gì, hãy cùng comiccitytn.com giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

I. EQ là gì?

EQ chính là chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người
Chỉ số EQ chính là cách viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Trong khoa học, EQ được dùng để đánh giá khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của mỗi con người.
Như vậy, chỉ số EQ chính là yếu tố tác động đến hành vi của con người. Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường là có khả năng chịu được áp lực và luôn giữ được sự bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống. Đồng thời, họ cũng biết cách tiết chế cảm xúc của mình và dễ thông cảm với mọi người xung quanh.
Một số nghiên cứu đã phân chia khoảng trí tuệ của xúc của con người dựa vào chỉ số EQ như sau:
  • Chỉ số EQ dưới 84: đây là nhóm người có chỉ số trí tuệ thấp, chiếm khoảng 16% dân số thế giới.
  • Chỉ số EQ từ 85 đến 115: đây là nhóm trung bình. Đồng thời đây là cũng là mức chỉ số trí tuệ cảm xúc phổ biến nhất trên toàn thế giới, tương đương với 78% dân số chung của thế giới.
  • Chỉ số EQ từ 116 đến 130: đây là nhóm người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao, chiếm khoảng 14% dân số chung thế giới.
  • Chỉ số EQ từ 131 trở lên: đây là mức chỉ số trí tuệ cảm xúc tối ưu mà chỉ có khoảng 2% dân số thế giới đạt được.

II. Chỉ số EQ có ý nghĩa như thế nào?

Vậy tác dụng của chỉ số EQ là gì? Ở trong bất kỳ giai đoạn nào của xã hội thì tính sáng tạo của mỗi cá nhân luôn được coi trọng. Vì thế, không quá bất ngờ khi tại các cơ sở giáo dục hay các nhà tuyển dụng thường sử dụng bài test EQ để đánh giá khả năng của trí tuệ cảm xúc.
Dựa vào kết quả của bài test chỉ số EQ, họ có thể đánh giá được khả năng người đó có phù hợp với phương pháp giáo dục của cơ sở đó hay vị trí đang tuyển dụng hay không. Đồng thời, thông qua chỉ số EQ cùng có thể xây dựng những phương pháp cải thiện, kích thích chỉ số sáng tạo, trí tuệ cảm xúc của mỗi người.
Ngoài khả năng sáng tạo, chỉ số EQ còn đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp ích trong quá trình học tập cũng như làm việc.

III. EQ bao gồm những trí tuệ cảm xúc nào?

Dựa vào kết quả nghiên cứu, các nhà tâm lý chỉ ra rằng những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường dễ thành công hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa thực sự hiểu EQ là gì, nó đại diện cho những loại trí tuệ cảm xúc nào của con người.

1. Tự nhận thức

Khả năng tự nhận thức rất quan trọng ở mỗi cá nhân bởi chỉ khi chúng ta hiểu được cảm xúc của chính mình thì mới cân bằng được trạng thái. Bên cạnh đó, sự am hiểu bản thân về các khía cạnh khác như trực giác, sở thích cá nhân… cũng có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn dễ dàng. Ví dụ như chọn bạn bè, đối tác…

2. Tự điều chỉnh

Những người có chỉ số EQ cao thường biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân
Khả năng tự điều chỉnh chính là tự quản lý và tiết chế được cảm xúc bên trong của mỗi người. Từ đó, bạn có thể cân bằng được cảm xúc của chính mình và cư xử sao cho phù hợp với trạng thái của mọi người xung quanh. Hầu hết những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng tự điều chỉnh tốt.

3. Đồng cảm

Đồng cảm chính là khả năng nhận biết, am hiểu về những mối bận tâm, nhu cầu của mọi người. Qua đó mà chúng ta có thể nắm bắt được mong muốn của người khác và thành công trong giao tiếp, ứng xử.
Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường rất khéo léo trong việc ứng xử để phù hợp với cảm xúc của người xung quanh. Đồng thời, họ cũng có khả năng thăng tiến tốt trong công việc.

4. Động lực

Những người có chỉ số EQ cao luôn xác định được mục tiêu của bản thân rõ ràng cũng như xây dựng được thái độ tốt để tạo động lực cho chính mình. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa từ cảm xúc tiêu cực sang tích cực cũng giúp bạn biết cách nỗ lực, phấn đấu hơn.

5. Kỹ năng xã hội

Đây được xem là khả năng nhạy bén, sự thành thạo trong việc dẫn dắt những phản ứng mà bản thân mong muốn người khác đạt được. Theo một số nghiên cứu tâm lý, khả năng thành của con người tỉ lệ thuận với sự phát triển của kỹ năng xã hội ở bên trong con người họ.
Do đó, mà những người có chỉ số EQ thấp thường gặp khó khăn trong công việc, nhất là những vị trí liên quan đến giao tiếp.

IV. Phương pháp cải thiện chỉ số EQ

Bạn hãy xây dựng cho bản thân lối sống tích cực để cải thiện chỉ số EQ
Sau khi hiểu được vai trò của EQ là gì, chắc chắn không ít bạn đọc muốn nâng cao, cải thiện chỉ số này. Thực tế, chỉ số EQ của mỗi người có thể cải thiện được dựa vào tính khả biến của hệ thần kinh. Dưới đây là một số phương pháp giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc:
  • Nên thực hiện những bài tập giúp nâng cao khả năng tập trung của não bộ.
  • Tạo điều kiện cho kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu người khác của bản thân được phát huy hiệu quả.
  • Xây dựng lối sống tinh thần tích cực.
  • Luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, lời đóng góp của người khác để bản thân được hoàn thiện hơn.
  • Cho bản thân cơ hội trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy.
  • Điều chỉnh cảm xúc ở trạng thái cân bằng.
  • Rèn luyện khả năng thấu hiểu cảm xúc, tâm tư của người khác.
Nhìn chung, chỉ số trí tuệ cảm xúc không phải bất biến, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế những người có chỉ số EQ thấp có thể cải thiện nó bằng lối sống hàng ngày. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được EQ là gì cũng như vai trò của nó trong cuộc sống. Đồng thời có thể tận dụng được khả năng của mình để phát triển bản thân tốt hơn. Chúc bạn thành công.